CÁCH PHÂN LOẠI RÁC Ở NHẬT BẢN

02/04/2024

Quy trình phân loại rác ở Nhật Bản được biết đến là một trong số những quy trình phân loại rác thải nghiêm ngặt và hiệu quả nhất trên thế giới. Rất nhiều người nước ngoài đã chia sẻ rằng thời gian đầu họ cảm thấy khó khăn để nhớ các quy trình phân loại rác. Vì vậy, hôm nay chúng mình cùng nhau tìm hiểu về cách phân loại rác ở Nhật Bản nhé!

Cách phân loại rác và vứt rác

– Phải bỏ rác trong khoảng thời gian từ sáng sớm đến 8:30 sáng của ngày thu rác và phải bỏ ra đúng nơi quy định.

– Mỗi địa phương quy định chi tiết cách phân loại rác khác nhau, tuy nhiên ở Nhật thường chia rác thành 5 loại lớn:

  1. 燃えるごみ – Rác đốt được
  2. 燃えないごみ – Rác không đốt được
  3. 資源ごみ – Rác tài nguyên
  4. 有害ごみ – Rác có hại
  5. 粗大ごみ – Rác lớn cồng kềnh

1. Rác đốt được (燃えるごみ/可燃ごみ)

Rác có thể đốt bao gồm các loại rác nhà bếp (các món nấu vụn, cơm thừa, rau củ, thịt cá, vỏ trái cây, bã trà, vỏ trứng…), tàn thuốc lá, giấy vụn, giấy gói thực phẩm, đũa dùng một lần, tăm tre để xiên nướng, hộp giấy, cây cỏ, lá khô, bụi của máy hút bụi, hàng đồ da, gỗ vụn trong công việc tại nhà, băng vệ sinh, tã giấy, gỗ cao su, quần áo cũ, đĩa CD, DVD, khẩu trang…

Những lưu ý khi bỏ rác:
1. Rác phải được cho vào trong túi bóng, túi nhựa vinyl và buộc kín lại trước khi đem đổ
2. Rác nhà bếp phải vắt hết nước, gói lại trong giấy báo trước khi bỏ vào túi bóng để đem đổ.
3. Các loại giấy vụn, bìa các tông… không cần bỏ vào trong túi bóng, chỉ cần buộc gọn lại nhưng có quy định không được phép vứt loại rác này vào những ngày mưa.
4. Gỗ, cành cây trong vườn cần phải được chặt ngắn với chiều dài không quá 50cm, buộc gọn gàng trước khi đem bỏ

2. Rác không đốt được (燃えないごみ/不燃ごみ)

Rác không thể đốt bao gồm các loại sản phẩm làm bằng nhựa cứng (chai chứa dầu gội đầu, hộp đựng bột giặt, bao đựng thức ăn, đồ chơi, v.v…) bóng đèn điện, ô dù, da nhân tạo, các sản phẩm nhựa xốp, cao su (giày thể thao, giày ống cao, dép…), đồ gốm các loại, lưỡi dao cạo, kính, lọ mỹ phẩm, thủy tinh pha lê, ghế ngồi, bình thủy, lọ bình xịt, lon đựng sơn, chai thủy tinh sơn móng tay, bàn ủi (bàn là), máy ảnh, ấm đun nước, vali cỡ nhỏ v.v…

Những lưu ý khi bỏ rác:
1. Rác không cháy được phải bỏ vào túi bóng, bao nhựa vinyl trước khi đem vứt.
2. Với các loại bình xịt hơi, lọ xịt có nguy cơ cháy nổ phải được xì hết khí bên trong hoặc đâm lỗ nhỏ ở bình cho khí thoát ra hết trước khi đem vứt.
3. Các vật dụng nguy hiểm như lưỡi dao, dao cạo phải bọc qua hai lớp giấy báo và giấy bóng, dán nhãn đề phòng nguy hiểm (危険 – きけん) rồi mới đem vứt.

3. Rác tài nguyên (資源ごみ)

Giấy các loại (giấy báo, tờ rơi quảng cáo, giấy bao gói hàng, hộp đựng quần áo, hộp đựng giày, hộp trống, thùng giấy carton v.v…), chai nhựa (chai PET, nước uống, nước ngọt, nước trái cây, dầu ăn, nước tương v.v..) , quần áo (quần áo, vải vụn cũ), lon rỗng (bia, rượu, nước giải khát, thức ăn đóng hộp, lon đựng sữa v.v…), chai thủy tinh v.v…

Những lưu ý khi bỏ rác:
1. Lon và chai phải rửa một lần rồi cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước.
2. Các loại giấy, quần áo phải chia theo loại và buộc dây theo hình chữ thập, và giữ sao cho nó không bị mưa ướt khi bỏ ra.
3. Chai thủy tinh chứa đựng mỹ phẩm phải bỏ vào túi rác không đốt được.
4. Các chai làm bằng nhựa PET (Polyethylene terephthalate) phải được rửa sạch và giẫm bẹp trước khi cho vào túi. Phần nhãn mác và nắp chai được cho vào một túi riêng biệt và xếp vào loại rác cháy được.
5. Thủy tinh bể vỡ phải gói bằng giấy báo v.v…, bỏ vào bao và ghi chữ “ガラス危険 = thủy tinh nguy hiểm” bên ngoài bao.

4. Rác có hại (有害ごみ)

Pin, bóng đèn huỳnh quang, nhiệt kế, bình ga mini, dao, kéo, …

Những lưu ý khi bỏ rác:
1. Cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl.
2. Bên ngoài bao ghi rõ “有害 = rác có hại”.
3. Lưu ý để không bỏ lẫn với rác tài nguyên.
4. Pin có chứa chất thủy ngân hữu cơ độc hại, do đó hãy bỏ vào bao trong có thể nhìn thấy bên trong và tuân theo cách bỏ đã được quy định.

5. Rác lớn cồng kềnh (粗大ごみ)

Gia cụ các loại (bàn gỗ, ghế gỗ, tủ đựng quần áo, bàn kính trang điểm, giường, thảm cao cấp các loại, thảm thường các loại, tấm đệm v.v…), cửa các loại (cửa ra vào, cửa giấy kiểu Nhật v.v…), vali cỡ lớn v.v..

Chú ý: Rác lớn cồng kềnh là những đồ vật như nêu trên và có kích cỡ khoảng trên 1 mét vuông.

Những lưu ý khi bỏ rác:
1. Khi mua cửa các loại v.v… thì hãy yêu cầu người bán hàng thu nhận đồ cũ.
2. Đồ gỗ có thể cắt ra thành từng tấm có mỗi cạnh dưới 50cm, và bỏ vào rác đốt được.
3. Rác lớn cồng kềnh bỏ ra trước cửa nhà hoặc bỏ ra nơi mà xe (2 tấn) có thể vào được.
4. Bỏ rác theo chế độ xin bỏ rác bằng điện thoại. Tùy theo loại đồ vật, có trường hợp phải trả một khoản phí thủ tục thu hồi rác.

Trên đây là một số quy định chung, cơ bản về cách phân loại rác thải. Ngoài ra, Nhật Bản còn có những quy định rõ ràng về lịch trình thu gom rác, mỗi loại rác sẽ được thu vào những ngày khác nhau, hay quy định về màu sắc túi bóng để ở mỗi loại rác. Nếu các bạn có thắc mắc gì khác, hãy bình luận phía bên dưới để chúng mình cùng nhau giải đáp nhé! Cảm ơn mọi người đã theo dõi.

CÁC TIN TỨC LIÊN QUAN:

Các trường liên kết với U.I.H.

Đối tác của chúng tôi

 

Bạn muốn xuất khẩu lao động Nhật Bản ?

Hãy đến với U International Human

 

Hotline : 082.9955.579 – Tel : (028) 3812.1111

Giờ làm việc : 8:00 – 17:00 – Từ thứ 2 – thứ 7

Email : info@uinterhuman.com

Facebook : facebook.com/u.international.human

Zalo : 082.9955.579

Địa chỉ : 34 – 40 Đường C1, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

 

Hotline : 082.9955.579 – Tel : (028) 3812.1111

Giờ làm việc : 8:00 – 17:00 – Từ thứ 2 – thứ 7

Email : info@uinterhuman.com

Địa chỉ : 34 – 40 Đường C1, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh – Bản đồ

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng điền theo thông tin dưới đây để được tư vấn:

Các dòng chứa dấu (*) là bắt buộc

Nhật Ngữ Sasaki

 

Copyright © 2023 U International Human Co., Ltd. All rights reserved.

 

shares
error: Nội dung bản quyền U.I.H. !!!