CHIA SẺ MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ MUA VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI Ở NHẬT BẢN

19/01/2023

Điều đầu tiên mà ai sang Nhật cũng cần phải làm sau khi hoàn thành đăng ký các giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng là đi đăng ký một chiếc điện thoại. Ở Nhật Bản với chính sách “đóng” về viễn thông di động. Hôm nay các bạn hãy cùng mình tìm hiểu một chút về vấn đề “Mua và sử dụng điện thoại ở Nhật Bản”nha !!!

KINH NGHIỆM VỀ MUA VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI Ở NHẬT BẢN

– Nếu như ở Việt Nam, để sử dụng điện thoại bạn chỉ cần đến đại lý mua một chiếc điện thoại, sau đó mua 1 cái sim lắp vào, nạp tiền và sử dụng thì ở Nhật bạn sẽ rất khó để mua sim và máy riêng. Thuê bao cũng phải là thuê bao trả sau và gắn liền với thẻ lưu trú.

– Ở Nhật có 3 nhà mạng lớn là: AU KDDI, DOCOMO, SOFTBANK. Nhà mạng khác nhau sẽ cung cấp điện thoại của các hãng khác nhau, chẳng hạn như Softbank chủ yếu phân phối Iphone và Aquos của Sharp, hay Docomo phân phối Iphone, Samsung, Sony, Galaxy, Huawei.

CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT KHI ĐĂNG KÝ THUÊ BAO TRẢ SAU

Đối với người nước ngoài ở Nhật gồm có:

– Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật, hoặc thẻ tín dụng (để trừ tiền cước hàng tháng)

– Hộ chiếu

– Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú) (thẻ bạn được cấp ở sân bay khi nhập cảnh)

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI MUA VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI Ở NHẬT BẢN

Bạn không nhất thiết phải trả tiền cước tự động qua tài khoản ngân hàng. Nếu các bạn muốn trả bằng tiền mặt, bạn có thể mang hóa đơn (sẽ được gửi đến tận nhà hàng tháng) đến các đại lý của nhà mạng bạn đăng ký hoặc các cửa hàng tiện ích (combini). Tuy nhiên, nếu các bạn không muốn hàng tháng phải nhớ đem hóa đơn đến tận cửa hàng điện thoại để đóng tiền, thì bạn nên đăng ký với nhà mạng để tự động trừ tiền trong tài khoản. Cách này vừa tiện lợi, lại vừa tiết kiệm hơn (tiền xe cộ, thời gian, tiền xuất và gửi hóa đơn đến nhà….)

Lưu ý: Vì ở Nhật, tuổi trưởng thành là từ 20 tuổi trở lên nên đối với những bạn chưa đủ 20 tuổi sẽ không thể đứng tên trên bất kỳ giấy tờ nào nếu không có sự giám sát của người thân, kể cả việc mua điện thoại. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ một người quen trên 20 tuổi đi cùng để có thể ký xác nhận với tư cách là người bảo hộ. Trường hợp người nước ngoài qua Nhật để học tập, làm việc và có nhu cầu muốn mua điện thoại nhưng chưa đủ tuổi sẽ được nhà trường hoặc công ty bảo lãnh.

Những điều cần lưu ý khi chọn nhà mạng

– Giá cước
– Chất lượng đường truyền
– Các chương trình khuyến mãi
– Nhãn hiệu điện thoại được phân phối

Lưu ý về việc chọn gói cước

– Sau khi chọn được nhà mạng ưng ý, bạn nên tiếp tục lựa chọn gói cước của nhà mạng đó. Hầu hết các gói cước giữa các nhà mạng không chênh lệch nhiều về giá và dịch vụ đi kèm. Với một gói cước cơ bản có hòa mạng 4G/LTE, tiền điện thoại bạn phải trả mỗi tháng sẽ bao gồm các khoản:
+ Tiền cước cố định hàng tháng
+ Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh
+ Cước phí sử dụng mạng Internet (tính theo lưu lượng Internet bạn đã sử dụng)
+ Khoản tiền trả góp điện thoại (nếu bạn chọn trả từng tháng)
+ Phí dịch vụ đi kèm (bảo hiểm, các dịch vụ giá trị gia tăng…)

Chuyển mạng và cắt hợp đồng sử dụng điện thoại

– Theo quy định của các nhà mạng hiện nay, hợp đồng sử dụng điện thoại của bạn sẽ có giá trị trong vòng 2 năm, vào tháng hết hạn hợp đồng nếu bạn không liên lạc với nhà mạng yêu cầu cắt hợp đồng thì hợp đồng sẽ được tự động gia hạn thêm 2 năm nữa. Ngoài những ngày trong tháng đó ra, nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng bạn sẽ phải trả khoảng 9500 yên (chưa kèm thuế) cho nhà mạng. Đồng thời nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng khi hợp đồng chưa được 6 tháng, bạn sẽ phải trả thêm khoảng 21000 – 26000 yên, hoặc bị đưa vào danh sách đen từ chối cung cấp dịch vụ, tùy theo nhà mạng.

– Với các nhà mạng nhỏ, các sim chỉ sử dụng dung lượng mạng 4G LTE thì sẽ không tốn phí, hoặc tốn ít, nhưng các sim có thể nghe gọi thì thường hợp đồng là 1 năm, nếu trước 1 năm huỷ vẫn sẽ phát sinh tiền phạt hợp đồng.

Một số lưu ý khi sử dụng điện thoại di động ở Nhật:

– Trong tiệm cà phê cũng có nơi cấm sử dụng điện thoại di động. Tại các nơi có thể sử dụng được thì cũng không nên nói chuyện điện thoại lớn tiếng hoặc cười lớn tiếng, v.v..

– Khi bạn ở trong xe điện, hoặc bệnh viện v.v.., do sóng điện từ của điện thoại di động có thể ảnh hưởng đến những người có đeo máy trợ tim nhân tạo nên hãy chú ý nhé.

– Có khá nhiều bạn khi thấy khoản tiền điện thoại quá lớn mà bản thân sắp về nước nên chẳng ai đòi được nên cứ thế không trả tiền và không huỷ hợp đồng rồi về nước. Tuy nhiên, việc bùng tiền mạng này không những gây ảnh hưởng đến những người đi sau (ví dụ: du học sinh, thực tập sinh có visa ngắn sẽ ngày càng khó đăng ký hơn), mà nếu trong tương lai bạn có ý định quay lại Nhật thì rất khó có thể xin visa nữa bởi bạn đã nằm trong danh sách đen của tất cả các nhà mạng.

Các trường liên kết với U.I.H.

Đối tác của chúng tôi

 

Bạn muốn xuất khẩu lao động Nhật Bản ?

Hãy đến với U International Human

 

Hotline : 082.9955.579 – Tel : (028) 3812.1111

Giờ làm việc : 8:00 – 17:00 – Từ thứ 2 – thứ 7

Email : info@uinterhuman.com

Facebook : facebook.com/u.international.human

Zalo : 082.9955.579

Địa chỉ : 34 – 40 Đường C1, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

 

Hotline : 082.9955.579 – Tel : (028) 3812.1111

Giờ làm việc : 8:00 – 17:00 – Từ thứ 2 – thứ 7

Email : info@uinterhuman.com

Địa chỉ : 34 – 40 Đường C1, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh – Bản đồ

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng điền theo thông tin dưới đây để được tư vấn:

Các dòng chứa dấu (*) là bắt buộc

Nhật Ngữ Sasaki

 

Copyright © 2023 U International Human Co., Ltd. All rights reserved.

 

shares
error: Nội dung bản quyền U.I.H. !!!